Có nhiều yếu tố tạo nên một tấm biển quảng cáo ngoài trời chất lượng, trong đó chất liệu đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng chất liệu nào để có độ bền tối đa? khả năng hiển thị hình ảnh rõ nét? gây ấn tượng với người nhìn?... Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau...
1. Bạt Hiflex
Bạt Hiflex là một trong những chất liệu phổ biến nhất được sử dụng để làm biển quảng cáo ngoài trời. Chất liệu này có màu trắng sữa, được sản xuất từ nhựa PVC, bên trên phủ một lớp màng bóng. Độ dày chất liệu bạt Hiflex 0.26 -0.52 mm.
Trên thị trường có 3 loại bạt Hiflex chính, đó là: Hiflex xuyên sáng 100%, Hiflex xuyên sáng 50%, Hiflex không xuyên sáng.
Chất liệu thi công biển quảng cáo này thường được sử dụng làm các biển tấm lớn như billboard, pano, poster, banner, …
Ưu điểm nổi bật của khi sử dụng Bạt Hiflex:
- Giá thành bạt Hiflex tương đối rẻ.
- Độ co giãn cao.
- Có khả năng in nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp hầu hết các phong cách thiết kế.
Điểm hạn chế của bạt Hiflex:
- Tính thẩm mỹ không quá cao.
- Màu sắc dễ bị biến đổi dưới tác động của thời tiết.
2. Decal
Decal không còn là cái tên xa lạ trong các chất liệu thi công biển quảng cáo ngoài trời. Decal được cấu tạo gồm 2 mặt: mặt chính dùng in hình quảng cáo, mặt phụ còn lại chứa keo dán để dán lên vị trí cần thiết.
Hiện tại, chất liệu này có rất nhiều loại khác nhau như decal PP, decal lưới, decal cán mờ, decal giấy, decal phản quang…
Decal được ứng dụng phổ biến trong việc dán biển quảng cáo trên xe taxi, buýt, ô tô...
Ưu điểm của chất liệu Decal khi làm biển quảng cáo:
- Chi phí rẻ, dễ đầu tư làm biển quảng cáo.
- Đa dạng về hình dáng, màu sắc và kích thước.
- Có thể kết hợp với đại đa số các chất liệu thi công biển quảng cáo khác.
- Chất liệu decal chống thấm nước nên bền đẹp khi làm biển quảng cáo ngoài trời.
Hạn chế khi sử dụng Decal:
- Dưới tác động của nhiệt độ và thời tiết, keo ở mặt dán decal có khả năng bị bong tróc.
3. Aluminium
Aluminium hay còn gọi là nhôm Alu. Chất liệu thi công biển quảng cáo này mang đến cảm giác sang trọng, cao cấp cho sản phẩm. Kích thước của Aluminium có độ dày từ 0.1 - 0.5mm, thường dùng làm biển quảng cáo dày từ 3-5mm.
Aluminium được ứng dụng nhiều để làm bảng hiệu mặt tiền của doanh nghiệp.
Ưu điểm nổi bật của Aluminium:
- Chất liệu bền, dẻo, nhẹ, có khả năng chống oxy hóa cao, chống cháy tốt.
- Tính thẩm mỹ cao với hoa văn và màu sắc trang trí phong phú.
- Tạo được nhiều hình thù khi thi công một cách dễ dàng
- Cách nhiệt tốt.
Một số nhược điểm khi sử dụng nhôm Alu:
- Giá thành Aluminium cao so với các chất liệu quảng cáo khác.
- Tính ứng dụng thấp, chỉ dùng làm biển quảng cáo mặt tiền công ty và cửa hàng.
4. Đèn LED
Đèn LED đang trở thành chất liệu được yêu thích khi thi công biển quảng cáo ngoài trời. Một số loại biển đèn LED phổ biến:
- Màn hình LED quảng cáo ngoài trời được ứng dụng để trình chiếu các nội dung khác nhau về doanh nghiệp, sản phẩm.
- Biển vẫy LED có kích thước tương đối nhỏ. Hình thức này thường dùng với mục đích treo trong tầm mắt của người đang di chuyển.
- Đèn LED ma trận có kích thước khá lớn với nhiều cột và hàng. Biển quảng này có khả năng đổi chữ và chạy hình ảnh liên tục.
Ưu điểm khi ứng dụng đèn LED trong biển quảng cáo:
- Kiểu dáng và màu sắc đa dạng, đẹp mắt.
- Thu hút nhiều sự quan tâm chú ý nhờ hình ảnh và màu sắc nổi bật vào ban đêm.
- Linh động thay đổi nội dung quảng cáo mà không cần lắp đặt mới hoàn toàn.
Hạn chế khi sử dụng đèn LED:
Hiệu quả sử dụng biển quảng cáo đèn LED ban ngày không tốt như ban đêm.
5. Chất Liệu Mica
Nhắc tới các chất liệu thi công biển quảng cáo ngoài trời phổ biến thì không thể bỏ qua Mica. Được sản xuất từ nhựa cao cấp Acrylic, chất liệu Mica sở hữu bề mặt bóng, mịn với đa dạng các màu sắc.
Hiện tại, hai loại mica được ứng dụng nhiều trong biển quảng cáo ngoài trời gồm: mica Đài Loan và mica Trung Quốc. Độ dày của Mica thường dao động từ 2-10mm. Bạn có thể kết hợp mica cùng đèn LED để làm nổi bật biển quảng cáo của doanh nghiệp mình.
Mica có các ưu điểm như sau:
- Chất liệu có bề mặt đều, sáng và mịn đem đến tính thẩm mỹ cao cho biển quảng cáo.
- Màu sắc đa dạng từ các tone màu tối như: đen, nâu, xám… cho tới các tone sáng: xanh, vàng, hồng…
- Có khả năng chịu nhiệt cao, chống nước tốt.
- Khả năng xuyên sáng hiệu quả.
Nhược điểm của Mica:
- Dưới tác động của ngoại cảnh, Mica dễ phai màu.
6. Chất liệu Formex
Formex được sản xuất trên hỗn hợp bột hóa học bằng cơ chế nén nhiệt cao. Đây là chất liệu được ứng dụng khá nhiều làm biển quảng cáo nhà chờ xe buýt, sự kiện, bảng hiệu cửa hàng, trạm thông tin, cột đèn...
Ưu điểm khi sử dụng Formex:
- Cấu tạo chất liệu bền chắc, trọng lượng nhẹ và tính chống thấm tốt.
- Dễ dàng thi công, uốn, tạo hình khi làm biển.
- Bản in hình ảnh chất lượng và sắc nét.
- Formex an toàn, không độc hại khi sử dụng.
Điểm hạn chế của chất liệu Formex:
- Độ bền của chất liệu Formex thấp khi đặt trong môi trường nhiệt độ cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét